Kết quả tìm kiếm cho "vệ sinh đồng ruộng"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1954
Cỏ may, cỏ chỉ, cỏ hôi… sống dai, mọc dại khắp các vùng bờ bụi có thể sử dụng trong các bài thuốc Đông y.
Năm 2025, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BTVT) An Giang sẽ nỗ lực nâng cao tốc độ tăng trưởng ngành trồng trọt, thông qua các giải pháp: Tăng cường hỗ trợ nông dân áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tham gia tích cực Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng...
Những ngày này, từ cánh đồng chân núi Ba Thê hay xã Vọng Đông (huyện Thoại Sơn) đến mảnh ruộng trải dài bạt ngàn cặp bờ kênh xã Tân Tuyến (huyện Tri Tôn) đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp không khí cười nói rôm rả của nông dân và thương lái.
Năm nào cũng vậy, con nước mùng 10/10 (âm lịch), đàn cá bơi đầy sông, bà con mang ngư cụ khai thác chộn rộn. Từ bao đời nay, hiện tượng cá ra dường như mặc định của tạo hóa, chưa ai giải thích được. Nhờ vậy, ngư dân có thu nhập rủng rỉnh từ con cá, con tôm theo con nước.
Ngày 14/11, trên vùng đất địa đầu biên giới Tây Nam, UBND tỉnh An Giang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024), tưởng niệm 198 năm Ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024) và Hội thảo khoa học cấp quốc gia “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai”. Đây là sự kiện chính trị, lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang với các bậc tiền nhân đã có công mở cõi.
Thành công từ mô hình điểm trong thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, UBND huyện An Phú tiếp tục mở rộng diện tích, hỗ trợ nông dân biện pháp kỹ thuật, kết nối đầu ra nhằm gia tăng lợi nhuận.
Vào thời điểm này 200 năm trước, chiếu dụ của vua Gia Long về việc hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, kênh có chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn.
Bằng trí tuệ, tinh thần lao động bền bỉ, kiên gan nhưng đầy sáng tạo, ông cha ta đã tạo ra công trình kỳ vĩ trên vùng Tây Nam biên viễn vào đầu thế kỷ XIX. Kênh Vĩnh Tế đánh dấu thời kỳ phát triển mới cho công cuộc khai phá đất đai, lập nên đồn điền, làng xóm; như chiến hào khổng lồ bảo vệ, khẳng định chủ quyền quốc gia trên tuyến biên giới Tây Nam. Đúng như vua Minh Mạng đã nói: “Thực là quan yếu cho quốc kế biên trù”, “Đào con sông ấy để trọn công trước, thực là lợi ức muôn năm vô cùng về sau”.
Tham gia Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030, UBND huyện Châu Phú đề ra mục tiêu: Đến năm 2025, trên địa bàn huyện phải có 7.388ha; đến năm 2030 có 22.983ha canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp.
Ngày 12/11, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Châu Phú tổ chức hội thảo tổng kết mô hình sản xuất lúa hàng hoá thương phẩm theo quy trình “1 phải, 5 giảm”, kết hợp công nghệ sinh thái vụ thu đông năm 2024. Tham dự hội thảo có 150 nông dân của 10 xã, thị trấn thuộc huyện Châu Phú.
Nói đến hoàn cảnh bi đát của gia đình ông Huỳnh Văn Nu (52 tuổi, ngụ tổ 2, ấp Phú Hậu, xã Phú Thọ, huyện Phú Tân), nhiều người thương cảm.
Mùa nước nổi về không chỉ mang phù sa bồi đắp cho đồng ruộng tốt tươi, mà còn đem theo biết bao sản vật từ thiên nhiên, như: Cá, tôm, cua, ốc, rau đồng… Thế nên, mùa nước nổi còn là mùa làm ăn, mùa sinh lợi. Người dân có nhiều cách khai thác nguồn lợi thủy sản, đưa về buổi chợ quê bình dị.